Hướng dẫn thi công keo trám khe co giãn bê tông Akfix P635 PU
Khe co giãn thường được gọi là khe co giãn bê tông, khe lún, khe đàn hồi vv,… là khe nối cho phép bê tông giãn nở và co ngót khi có thay đổi nhiệt độ thời tiết. Khe này tạo thành điểm ngắt giữa các bản sàn bằng bê tông và giữa bê tông các phần khác của kết cấu, cho phép kết cấu dịch chuyển mà không gây ứng suất (gây nứt).
Các bước thi công trám khe co giãn bê tông bằng keo trám chuyên dụng:
Chuẩn bị bề mặt:
-
Vệ sinh sạch sẽ khe co giãn, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác bằng chổi sắt, cọ hoặc máy thổi khí.
-
Đảm bảo bề mặt khe khô ráo trước khi thi công.
-
Nếu khe quá ẩm, có thể dùng máy khò để làm khô.
Sử dụng súng bắn keo chuyên dụng để bơm keo vào khe.
-
Bơm keo đều và liên tục để tránh tạo bọt khí.
-
Đảm bảo keo tiếp xúc hoàn toàn với hai bên thành khe để đạt độ bám dính tốt nhất.
-
Dùng dụng cụ chuyên dụng để làm phẳng bề mặt keo.
Kiểm tra và nghiệm thu:
-
Sau khi thi công, kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt keo trám.
-
Đảm bảo keo trám đầy đủ và không có bọt khí.
-
Vệ sinh khu vực thi công.
Một số lưu ý quan trọng:
-
Kích thước khe: Chiều rộng và chiều sâu của khe cần được thiết kế phù hợp với độ co giãn của bê tông. Tỷ lệ rộng:sâu thường là 1:1 hoặc 2:1.
-
Chiều sâu keo: Chiều sâu keo không nên quá lớn, thường không quá 13mm.
-
Sơn lót: Đối với bề mặt rỗng xốp hoặc có bụi mịn, nên sử dụng sơn lót để tăng độ bám dính của keo.
-
Thời gian khô: Tuân thủ thời gian khô của keo theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
-
An toàn lao động: Đeo găng tay, khẩu trang và kính bảo hộ khi thi công.